Vịnh Xuân quyền |
Vịnh Xuân là một nhánh của phái Nam Quyền trong võ thuật truyền thống của người Hán, Vịnh Xuân quyền khởi thủy từ giữa triều đại nhà Thanh.
Những năm đầu được lưu hành ở Quảng Đông, Phúc Kiến. Cả xưa lẫn nay, môn võ thuật này là môn võ thuật phổ biến nhất ở Trung Quốc và có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền võ thuật của các nước láng giềng như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên…. Tuy nhiên, ai là tiên tổ thực sự của môn võ này và ngay từ lúc được hình thành đến nay, nó đã có tên là Vịnh Xuân Quyền hay còn có tên gọi nào khác. Có khá nhiều thuyết bàn đến vấn đề này, về cơ bản có thể tổng hợp lại như sau:
Đầu tiên là thuyết cho rằng Vịnh Xuân Quyền là do Nghiêm Vịnh Xuân ( Nghiêm Tam Nương) sáng tạo ra.
Loại võ thuật có nguồn gốc ở tỉnh Phúc Kiến, là sáng tạo của Nghiêm Tam Nương nên lấy tên địa danh đặt tên cho môn võ này, Chính vì vậy nên có tên là “Vịnh Xuân Quyền.
Vào thời kỳ đầu triều Thanh, ở vùng Phúc Kiến, người ta lấy “phản Thanh phục Minh”, “thuận thiên hành đạo” làm khẩu hiệu cho tổ chức bí mật Thiên Địa Hội (còn gọi là Hồng Môn). Cuối cùng do sự đàn áp của triều đình nhà Thanh nên các huynh đệ của Hồng Môn phải lẩn trốn khắp nơi. Cha của Nghiêm Vịnh Xuân (còn có tên Nghiêm Tam Nương như đã đề cập ở đoạn trên) là Nghiêm Nhị từng tinh thông quyền pháp, được xem là “cây côn đỏ” của Hồng Môn, vì bị quan phủ truy nã, ông đã dắt theo con gái từ phía Bắc huyện Vịnh Xuân, Tuyền Châu chạy đến huyện Liên Thành, Đinh Châu. Đây được coi là quê hương của võ thuật toàn quốc. Hai cha ông trú tạm ở ngoại thành huyện Liên Thành và kiếm sống bằng nghề bán đậu hủ. Một ngày kia, có một cụ già đi ngang qua thấy Nghiêm Vịnh Xuân đang luyện võ, bèn đến chỉ bảo. Cụ ta thấy tư chất của nàng vượt xa so với người thường nên vô cùng yêu mến và liền đem hết võ công truyền lại cho nàng. Lấy tên nàng, quyền pháp của nàng kết hợp với quyền pháp của cha nàng đã tạo ra Vịnh Xuân quyền thời kỳ đầu. Sau đó, nàng tiếp tục chạy trốn đến Giang Tây và nên duyên với một người Giang Tây tên là Lương Bác Trù. Những người học môn võ công này ở huyện Nam Hùng và huyện Cao Yếu tỉnh Quảng Đông truyền thụ rộng rãi cho các đệ tử. Và chúng đồ đệ đó cũng lần lượt truyền lại cho học trò của mình để phổ cập cũng như phát triển hơn nữa Vịnh Xuân Quyền.
Thứ hai, thuyết cho rằng người khai sáng Vịnh Xuân Quyền là Ngũ Mai thái sư và Nghiêm Vịnh Xuân là người kế thừa.
Thuyết này cho rằng, khi Trần Văn Duy đỗ Tân khoa Trạng Nguyên và được ân sủng thì cùng tên giữ ngựa ở chùa Thiếu Lâm bày mưu trong ứng ngoại hợp phóng hỏa đốt Thiếu Lâm tự. Thiếu Lâm tự bị phá hủy, chúng tăng thất lạc nhau. Năm vị lão sư Thiếu Lâm chia nhau mà chạy. Trong đó có một vị là Ngũ Mai thái sư, trên đường chạy trốn, Ngũ Mai thái sư đã nhìn thấy cuộc chiến đấu mãnh liệt giữa một con hồ li và một con hạc trắng bằng một kỹ thuật hoàn toàn mới trong bộ não của chúng, mượn lực đánh lực, vung tay đâm thẳng. Làm thế nào để trong khoảng thời gian ngắn nhất mà có thể giải quyết được sự uy hiếp của đối phương đối với sinh mệnh của mình. Đó là vấn đế mà lúc bấy giờ Ngũ Mai thái sư ngày đêm suy nghĩ. Nhưng sau khi bà quan sát cuộc chiến giữa con hồ li và hạc trắng thì vấn đề mà bà suy nghĩ đã được sáng tỏ.
Người kế thừa: Nghiêm Vịnh Xuân
Quê quán của Tiên tổ Nghiêm Vịnh Xuân thị vốn ở Phúc Kiến. Lúc nhỏ tuy phụ mẫu đều mất sớm nhưng bà lại thông minh hơn người, hành động thì lại nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Nghiêm Nhị- cha của bà vì bị người khác vu cáo nên phải chịu cảnh lao ngục. Thế là cha của bà đành dẫn bà chạy lên phía Bắc đến huyện Liên Thành, trú tạm ở dưới núi Quan Trĩ huyện Liên Thành, hằng ngày bán đậu hủ kiếm sống.
Ngũ Mai thái sư cũng chạy đến núi Quan Trĩ, và sống ở đây. Mỗi lần xuống núi mua sắm đồ đạc, đi đi lại lại nên Ngũ Mai thái sư cùng cha con nhà họ Nghiêm dần thân thiết hơn. Lúc bấy giờ Tiên Tổ Nghiêm Vịnh Xuân cũng sắp tới tuổi cập kê nhưng vì bọn cường hào ác bá đã bị dung mạo trời ban của nàng mê hoặc nên hối thúc gả nàng cho hắn. Tiên tổ không đồng ý nhưng cũng không thoái thác. Sau khi Ngũ Mai thái sư biết được chuyện này, liền đem bộ quyền thuật hoàn toàn mới trong đầu mình truyền lại cho bà.
Sau khi nàng thành thân với con trai của một thương lái muối tên là Lương Bác Trù thì cũng đem bộ quyền thuật này truyền lại cho chồng nàng. Sau đó chồng nàng lại truyền cho Lương Lan Quế. Lương Lan Quế mới hỏi: “Nên gọi bộ quyền thuật này như thế nào đây?”. Lương Bác Trù cũng không biết phải gọi thế nào đành trả lời: “Đây là bộ quyền thuật của Vịnh Xuân”. Về sau khi Lương Lan Quế truyền lại cho Hoàng Hoa Bảo cũng nói là: “Cái mà bây giờ ta dạy cho nhà ngươi là bài quyền của Vịnh Xuân”. Cứ lưu truyền như thế, nên người ta ai cũng đã gọi nó là “Vịnh Xuân Quyền”.
Thứ ba, thuyết cho rằng Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ một người hát kịch và giỏi võ thuật tên là Trương Ngũ.
Trương Ngũ, tự là Than Thủ Ngũ ở Hồ Nam đến Phật Sơn truyền lại môn võ này. Và rồi từ Than Thủ Ngũ truyền tớiHoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đễ và Đại Hoa Diện Cẩm (A Cẩm). Lúc bấy giờ, Hồng binh nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1854, Lý Văn Mậu (?- 1858) cũng dựa vào quần chúng để phản lại triều đình nhà Thanh khiến cho toàn bộ các vở kịch ở Quảng Đông bị cấm diễn đến 15 năm. Thế là Hoa Bảo, Nhị Đễ theo ông học hỏi võ thuật. Nhị Đễ từng học Khâm Châu Hồng Binh quyền thuật (Xà Hình Hồng Quyền, sau khi hội quán Quỳnh Hoa bị đốt thì đổi tên thành Thiếu Lâm Quyền), ai là người tinh tường Lục Điểm Bán Côn Pháp? Đó là Hoa Bảo, Nhị Đễ cùng với thầy y Lương Tán. Sau khi thầy y Lương Tán chỉnh lý lại thì bắt đầu truyền bá rộng rãi ra ngoài.
Đây là môn phái võ thuật hiện đại phổ biến nhất của Thiếu Lâm Trung Quốc và phát triển nhanh chóng ở Châu Âu. Vịnh Xuân quyền lấy cấu trúc cơ thể, hoạt động cơ bắp cùng với thể lực học bắt đầu nghiên cứu và cải tiến, hoàn toàn thoát ly khỏi Ngũ Hành Bát Quái của Bát Cổ và những hình tượng, ý niệm hư ảo sâu xa, không phải là những giải thích dựa theo triết học có tính khoa học và logic.
Chủ yếu có các thế tấn như sau: tứ bình mã, tam tự mã, quỵ mã và thế độc lập.
Nó là một loại quyền pháp tập trung ở bên trong và gần giống như một quyền thuật đánh vào người. Nó được dực trên thực tế chiến đấu với nhiều chiêu thức đa dạng, cách sử dụng linh hoạt, xuất quyền linh hoạt, cầu ngắn ngựa nhỏ…, chuyên thể hiện sức mạnh của cổ tay là những đặc điểm chủ yếu, để cho cái lớn phải nép mình, cái nhỏ phải cúi đầu, để đè xuống, cắt đứt, nhấn chìm, nâng lên, tạt qua bên, tựa vào, bắt lấy, rút ra, trốn,… và thế tấn “Nhị Tự Kiềm Dương Mã là tiêu chí, dựa vào sự nhanh nhẹn của tay và cảm giác linh hoạt của da và cơ thịt để phát huy được quyền pháp khi sức mạnh tập trung ở cổ tay.
Thứ tư, thuyết nguồn gốc sâu xa của Vịnh Xuân Quyền là Bạch Hạc Quyền và do Phương Thất Nương sáng lập nên.
Căn cứ vào quyển《Vịnh xuân quyền bạch hạc quyền phổ》thì Bạch hạc quyền là do Phương Thất Nương ở ngoài cửa Bắc châu Phúc Ninh (nay là huyện Hà Phổ), tỉnh Phúc Kiến sáng tạo nên. Vào một ngày khi Phương Thất Nương đang dệt vải trong chùa Bạch Liên thì nhìn thấy một chú hạc trắng bị rơi trên cầu nhưng lại ngẩng cao đầu lên, dang rộng đôi cánh, chân thì nhảy múa đùa giỡn, há mỏ ngậm lông, duỗi thẳng cổ tìm thức ăn, sau đó thì xếp hai cánh lại nằm nghỉ ngơi, dáng vẻ thật kỳ lạ. Phương Thất Nương cảm thấy rất thú vị liền lấy hộp thoi trong tay chọi nó, con hạc trắng nhảy lên tránh qua một bên nên không trúng, nàng lại lấy cây thước đo vải ném nó, con hạc trắng lại dang cánh ra nên cũng không trúng. Trong chốc lát, con hạc trắng ấy đã sảy đôi cánh bay vút lên bầu trời, bay xuyên qua đám đông rồi vượt qua sống Hán Giang. Thế là Phương Thất Nương mài mò nghiên cứu không ngừng, bèn kết hợp điệu múa của hạc trắng với quyền pháp của Thiếu Lâm, qua nhiều năm cân nhắc sửa đổi thì sáng tạo ra loại quyền pháp này.
Về sau, số lượng những người theo học Bạch Hạc quyền ở huyện Vĩnh Xuân là nhiều nhất, phạm vi rộng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất, khiến cho Bạch Hạc quyền trên phương diện lý luận và phương pháp luyện công đã hình thành một thể hệ kỹ thuật mang đậm đặc điểm địa lý, văn hóa và con người huyện Vĩnh Xuân vì quê quán của những người này đều là ở huyện Vĩnh Xuân cho nên bài quyền này có tên gọi là “Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền”. Gốc rễ của Vịnh Xuân Quyền là Bạch Hạc Quyền trải qua 3 đời thì Bạch Hạc quyền của Phương Thất Nương mới truyền tới đời của Ngũ Mai sư thái. Vì vậy, Nghiêm Vịnh Xuân không thề nào sống vào những năm 1644 đến năm 1662 và so với những thuyết pháp mà phái Vịnh Xuân ở Cổ Lao truyền lại thì cũng không thống nhất với nhau.
Thứ năm, thuyết tổ sư Vịnh Xuân Quyền là Chí Thiện thiền sư và tên gọi ban đầu là Vĩnh Xuân Quyền.
Theo bài nghiên cứu 《Vịnh Xuân Quyền Nguyên Lưu》của Diệp Vấn thì Ngũ Mai thái sư là cao thủ của Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền. Từ sau khi Thiếu Lâm tự bị đốt thì năm vị lão sư của phái Nam Thiếu Lâm cũng bôn tẩu khắp nơi. Chí Thiện thiền sư thì chạy đến Quảng Đông, sau đó trở thành tổ sư võ thuật phái Vĩnh Xuân (không phải là phái Vịnh Xuân), ông đặt theo tên của tòa Vĩnh Xuân điện trong chùa Thiếu Lâm. Sau đó trốn đến đoàn Hồng Thuyền làm “bảo đầu”, bèn làm ra câu chuyện trong một lần cùng đồ đệ thân cận của mình là Lương Nhị Đễ dùng bài quyền làm thay đổi cây côn.
Lịch sử Quảng Đông cận đại đã hoàn toàn chứng thực rằngVịnh Xuân quyền cùng đại bộ phận võ thuật Nam Thiếu Lâm tiêu biểu như Hồng Quyền, Thái Lí Phật Quyền, Lưu Gia Quyền, Mạc Gia Quyền… vẫn đang phát triển ở núi Phật Sơn tỉnh Quảng Đông.
Minh tinh võ thuật Lí Tiểu Long đã từng theo Diệp Vấn tổ sư học tập Vịnh Xuân quyền. Tiếp thu những tinh hoa võ thuật từ những bậc sư phụ thành danh cộng với tài năng võ thuật thiên bẩm của mình, về sau Lí Tiểu Long đã sáng lập ra Tiệt Quyền Đạo. Tiệt Quyền Đạo cùng với Vịnh Xuân quyền có mối quan hệ gần gũi khó có thể phân biệt rạch ròi được.
Tuy có khá nhiều thuyết khác nhau về tên gọi cũng như là tiên tổ của Vịnh Xuân Quyền nhưng đỉnh cao võ thuật và ảnh hưởng của nó đối với nền võ thuật các nước Đông Nam Á thì không thể nào phủ nhận được.
Nguồn: vothuat.vn
Bài viết liên quan:
Mỗi ngày một tuyệt kỹ – Double Legs Takedown